Translate

Tìm kiếm....

Tìm kiếm Blog này

Học với lớp 11A1

--Blog học tập, trao đổi thông tin và giải trí của 11A1--

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Bài đăng nổi bật

Học tiếng anh qua bài hát - Drag Me Down -One Direction

https://www.youtube.com/watch?v=Jwgf3wmiA04 Lời bài hát [Verse 1: Harry] I've got fire for a heart, I'm not scared of the da...

Người đóng góp cho blog

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

gd

Câu 1: Tài nguyên thiên nhiên thường chia làm mấy loại?
a. Ba loại; không thể phục hồi, có thể phục hồi và vô tận
b. Ba loại: khoáng sản, đất đai, động thực vật
c. Ba loại: không thể phục hồi, có thể phục hồi và khoáng sản.
d. Ba loại: đất đai, động vật, thực vật
Câu 2: Vấn đề nào dưới đây cần tất cả các nước cùng cam kết thực hiện thì mới có thể được giải quyết triệt để?
a. Phát hiện sự sống ngoài vũ trụ                    b. Vấn đề dân số trẻ
c. Chống ô nhiễm môi trường                      d. Đô thị hóa và việc làm
Câu 2: Cách xử lí rác nào sau đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất?
a. Đốt và xả khí lên cao                                  b. Chôn sâu
c. Đổ tập trung vào bãi rác                              d. Phân loại và tái chế
Câu 4: Vấn đề nào dưới đây được đặc biệt chú ysowr nước ta do tác động lâu daifcuar nó đối với chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững?
a. Phát triển đô thị                                                       b. Phát triển chăn nuôi gia đình
c. Giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ                     d. Giáo dục và rèn luyện thể chất cho thế hệ trẻ
Câu 5:Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất, thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, điều nào thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
a. Khoáng sản phong phú, đất đai màu mỡ, rừng có nhiều laoij quý hiếm
b. Biển rộng lớn, phong cảnh đẹp, có nhiều hải sản quý
c. Không khí, ánh sáng và nguồn nước dồi dào                                 d. Cả a, b, c đúng
Câu 6: Hiện nay tài nguyên đất đang bị xói mòn nghiêm trọng là do đâu?
a. Mưa lũ, hạn hán                              b. Thiếu tính toán khi xây dựng các khu kinh tế mới
c. Chặt phá rừng, khai hoang bừa bãi, thiếu tính toán khi xây dựng các khu kinh tế mới
d. Câu a, b đúng
Câu 7: Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là gì?
a. Khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế
b. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng
c. Cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường
d. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phất triển kinh tế - xã hội bền vững.
Câu 8: Làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay?
a. Giữ nguyên hiện trạng
b. Không khai thác và sử dụng tài nguyên; chỉ làm cho môi trường tốt hơn
c. Nghiêm cấm tất cả các ngành sản xuất có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường
d. Sử dụng hợp lí tài nguyên, cải thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng  hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng
Câu 9: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào?
a. Quy định quyền sở hữu, trách nhiệm sử dụng tài nguyên                                b. Gắn lợi ích và quyền
c. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ                                  d. Xử lí kịp thời
Câu 10: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào?
a. Gắn lợi ích và quyền                       b. Tài nguyên đưa vào sử dụng phải nộp thuế và trả tiền thuê
c. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ                                                      d. Xử lí kịp thời
Câu 11: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào?
a. Gắn lợi ích và quyền                       b. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ                                             
c. Khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo; có biện pháp bảo vệ môi trường                          d. Xử lí kịp thời
Câu 12: Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng  đều phải nộp thuế và trả tiền thuê nhằm mục đích gì?
a. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng
b. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên
c. Hạn chế việc sử dụng để cho phát triển bền vững
d. Sử dụng hợp lí tài nguyên, ngăn chặn khai thác bừa bãi dẫn đến hủy hoại, chống xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt.
Câu 13: Chính sách đối với tài nguyên không thể phục hồi là gì?
a. Không được khai thác                     b. Khai thác một cách tiết kiệm để phát triển lâu dài
c. Khai thác bao nhiêu cũng được, miễn là nộp thuế, trả tiền thuê một cách đầy đủ
d. Sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm và nộp thuế và trả tiền thuê để phát triển bền vững
Câu 14:  Đâu là biện pháp hiệu quả để giữ cho môi trường trong sạch?
a. Các nhà máy phải có hệ thống xử lí chất gây ô nhiễm
b. Thu gom, xử lí tốt rác thải sinh hoạt
c. Mỗi người phải chấp hành tốt luật bảo vệ môi trường và tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường
d. Tất cả các phương án trên
Câu 15: Đối với tài nguyên có thể phục hồi, chính sách của Đảng và nhà nước là gì?
a. Khai thác tối đa                               b. Khai thác đi đôi với bảo vệ
c. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm, kết hợp với bảo vệ, tái tạo và phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê đầy đủ.
d. Khai thác theo nhu cầu, nộp thuế hoặc trả tiền thuê đầy đủ



BÀI 13
Câu 1: Vì sao sự nghiệp giáo dục – đào taọ nước ta được coi là quốc sách hàng đầu?
a. Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, truyền bá văn minh
b. Là điều kiện để phát huy nguồn lực
c. Là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CNH – HĐH
d. Là điều kiện quan tronhj để phát triển đất nước
Câu 2: Nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo nước ta hiện nay là gì?
a. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc                      b. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
c. Phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước             d. Cả a, b, c đúng
Câu 3: Để phát triển giáo dục đào tạo, nhà nước cần phải có chính sách như thế nào?
a. Nhận thức đúng đắn về vị trí ”quốc sách hàng đầu” của giáp dục và đào tạo
b. Bảo đảm quyền học tập của nhân dân, huy động mọi nguồn lực cho giáo dục
c. Phát triển nhiều hình thức giáo dục, cải tiến nội dung, phương pháp dạy học
d. Cả a, b, c đúng
Câu 4: Muốn nâng cao hiệu quả và chất lượng của giáo dục đào tạo chúng ta phải làm như thế nào?
a. Thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy hoc
b. Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí
c. Có chính sách đúng đắn trong việc, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài
d. Cả a, b, c đúng
Câu 5: Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, hội nhập có hiệu quả thì giáo dục đào tạo cần phải thực hiện nhiệm vụ như thế nào?
a. Đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực
b. Đào tạo nhiều nhân tài trong lĩnh vực giáo dục
c. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học
d. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Câu 6: Làm thế nào để mở rộng quy mô giáo dục – đào tạo nước ta?
a. Dựa trên cơ sở chất lượng, hiệu quả                       b. Gắn với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội
c. Cả a, b, c đúng                                                       d. Cả a, b, c đúng
Câu 7: Thế nào là mở rộng quy mô giáo dục?
a. Mở rộng từ giáo dục mầm non đến đại học          b. Mở rộng các trường dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp
c. Cả a, b, c đúng                                                       d. Cả a, b, c đúng
Câu 8: Vì sao công bằng xã hội trong giáo dục là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta?
a. Đảm bảo quyền của công dân                                 b. Đảm bảo nghĩa vụ của công dân
c. Tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập và phát huy tài năng               
d. Để công dân nâng cao nhận thức
Câu 9: Phương hướng tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo đòi hổi chúng ta phải làm gì?
a. Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới
b. Tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ trên thế giới
c. Tham gia đào tạo nhân lực trong khu vực và trên thế giới
d. Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của nước ta.
Câu 10: Đảng và nhà nước ta có quan niệm và nhận định như thế nào về giáo dục và đào tạo?
a. Quốc sách hàng đầu                                              b. Quốc sách
c. Yếu tố then chốt để phát triển đất nước                 d. Nhân tố quan trọng trong chính sách quốc gia
Câu 11: Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, Đảng và nhà nước ta xác định tầm quan trọng của khoa học công nghệ là gì?
a. Động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước                     b. Điều kiện để phát triển đất nước
c. Tiền đề để xây dựng đất nước                                                        d. Mục tiêu phát triển của đất nước
Câu 12: Một trong nững nhiệm vụ của khoa học công nghệ là gì?
a. Bảo vệ Tổ quốc                   b. Phát triển nguồn nhân lực
c. Giải đáp kịp thời vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đăt ra                     d. Phát triển khoa học
Câu 13: Phương án nào sau đây  đúng khi nói về nhiệm vụ của khoa học và công nghệ?
a. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước
b. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỉ thuật phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH
c. Tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất
d. Tiền đề để phát triển đất nước
Câu 14:Nhờ dâu mà các nước phát triển nhanh, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ?
a. Tài nguyên thiên nhiên phong phú                          b. Nguồn nhân lực dồi dào
c. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sử dụng có hiệu quả những thành tựu của KHCN
d. Không có chiến tranh
Câu 15: Một trong những phương hướng cơ bản của khoa học công nghệ là gì?
a. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ                      b. Cung cấp luận cứ khoa học
c. Giải đáp kịp thời vấn đè lí luận và thực tiễn                               d. Cả a, b, c đúng
Câu 16: Một trong những phương hướng cơ bản của khoa học công nghệ là gì?
a. Cung cấp luận cứ khoa học                                     b. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ
c. Giải đáp kịp thời vấn đè lí luận và thực tiễn                               d. Cả a, b, c đúng
Câu 17: Một trong những phương hướng cơ bản của khoa học công nghệ là gì?
a. Cung cấp luận cứ khoa học                                                         b. Giải đáp kịp thời vấn đè lí luận và thực tiễn
c. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ                             d. Cả a, b, c đúng
Câu 18: Một trong những phương hướng cơ bản của khoa học công nghệ là gì?
a. Cung cấp luận cứ khoa học                                                         b. Giải đáp kịp thời vấn đè lí luận và thực tiễn
c. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm                                   d. Cả a, b, c đúng
Câu 19: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm mục đích gì?
a. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
b. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng
c.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học
d. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học
Câu 20: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ như thế nào?
a. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng
b. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới
c.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học
d. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học
 Câu 21: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ như thế nào?
a. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng
b.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học
c. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến
d. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học
Câu 22: Để có thị trường khoa học công nghệ nước ta cần phải có chính sách như thế nào?
a. Tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
b. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
c. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới
d. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến
Câu 23: Để có thị trường khoa học công nghệ nước ta cần phải có chính sách như thế nào?
a. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
b. Đổi mới công nghệ
c. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới
d. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến
Câu 24: Để có thị trường khoa học công nghệ nước ta cần phải có chính sách như thế nào?
a. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
b. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới
c. Hoàn thiện cơ sở pháp lí và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, trọng dụng nhân tài
d. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến
Câu 25: Để nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nước ta cần phải có biện pháp như thế nào?
a. Nâng cao chất lượng, tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học
b. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
c. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới
d. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến
Câu 26: Để nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nước ta cần phải có biện pháp như thế nào?
a. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
b. Tăng cường cơ sở vật chất kỉ thuật
c. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng
d.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học
Câu 27: Để nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nước ta cần phải có biện pháp như thế nào?
a. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
b. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng
c. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
d.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học
Câu 28: Những lĩnh vực nào của khoa học công nghệ được xác định là trọng tâm?
a. Các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng
b. Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
c. Phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới
d. Cả a, b, c đúng
Câu 29: Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa như thế nào?
a. Thể hiện tinh thần yêu nước                       b. Tiến bộ
c. Thể hiện tinh thần đại đoàn kết                   d. Thể hiện tinh thần yêu nước và đại đoàn kết
Câu 30: Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là gì?
a. Làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân
b. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa
c. Tập trung vào nhiệm vụ xxaay dựng văn hóa
d. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển
Câu 31: Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là gì?
a. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa
b. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc
c. Tập trung vào nhiệm vụ xxaay dựng văn hóa
d. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển
Câu 32: Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là gì?
a. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa
b. Tập trung vào nhiệm vụ xxaay dựng văn hóa
c. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
d. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển
Câu 33: Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là gì?
a. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa
b. Tập trung vào nhiệm vụ xxaay dựng văn hóa
c. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển
d. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa trong nhân dân
Câu 34: Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa như thế nào?
a. Nền văn hóa tạo ra sức sống của dân tộc                b. Nền văn hóa thể hiện bản lĩnh dân tộc
c. Nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.
d. Nền văn hóa kế thừa truyền thống.
Câu 35: Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta cần phải làm gì?
a. Xóa bỏ tất cả những gì thuộc quà khứ                    b. Giữ nguyên truyền thống dân tộc
c. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
d. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại
Câu 36: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc?
a. Bảo tồn các giá trị chungcuar tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
b. Bảo tồn những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam
c. Bảo tồn, phát huy những giá trị chung và nét đẹp riêng của các dân tộc trên đất nước Việt Nam
d. Bảo tồn, phát huy những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam
Câu 37: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc?
a. Kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc
b. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.
c. Kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.
d. Kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.
Câu 38: Vì sao phải làm cho thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân?
a. CN Mác Lênin cho chúng ta nhận thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và tư duy để xây dựng xã hội mới, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo CN Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành giá trị tinh thần, tài sản quý báu của dân tộc ta

c. Cả a, b đúng                                                          d. Cả a, b sai

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

trắc nghiệm sinh học


Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

sinh học

BÀI 36
 PHẦN I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I.PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?
- Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống , gồm 3 quá trình liên quan đến nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả hạt)
II.NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA
1.Tuổi của cây
- Tuỳ vào giống, loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.
2.Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ
a.Nhiệt độ thấp
-Một số loài cây chỉ ra hoa khi trải qua mùa đông lạnh hoặc hạt được xử lí t0 thấp. 
-Hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ gọi là xuân hoá
b.Quang chu kỳ
- Là sự tương quan độ dài ngày và đêm. Dựa vào quang chu kỳ có 3 nhóm cây: cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung tính.
c.Phitocrom
- Là sắc tố cảm nhận quang chu kỳ của thực vật và là sắc tố nẩy mầm đối với các loại hạt mẫn cảm với ánh sáng.
3.Hoocmon ra hoa
- Hoocmon ra hoa là chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.
Câu1.Phát triển của thực vật là gì?
TRẢ LỜI:
-Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống , gồm 3 quá trình liên quan đến nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả hạt)
Câu 2.Nêu một vài ví dụ về ứng dụng kiến thức sinh trưởng và phát triển?
TRẢ LỜI:
-Trong nông nghiệp: Dùng gibêrelin để thúc hạt hoặc củ nảy mầm sớm khi chúng còn đang ở trạng thái ngủ. Ví dụ: củ khoai tây. Ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng kết hợp với ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh để chọn cây trồng phù hợp với mùa vụ. Ví dụ: xen canh cây ưa sáng và ưa bóng
-Trong lâm nghiệp: điều tiết tán che cho hạt nảy mầm
-Trong công nghiệp: sử dụng hoocmôn sinh trưởng gibêrelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.
Câu 3.Khi nào thì cây ra hoa?
TRẢ LỜI:
- Cây ra hoa khi có những điều kiện thích hợp (tuổi, nhiệt độ, ánh sáng). Tuỳ thuộc vào giống, loài cây mà các chồi ở đỉnh thân chuyển hoá từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái sinh sản.
Câu 4.Phitôcrôm là gì?
TRẢ LỜI:
-Phitôcrôm là sắc tố tiếp nhận kích thích quang chu kỳ và cũng là sắc tố tiếp nhận kích thích của ánh sáng, có vai trò đối với sự đóng mở của khí khổng.
- Phitôcrôm tồn tại ở hai dạng: dạng hấp thu ánh sáng đỏ Pđ và dạng hấp thu ánh sáng đỏ xa Pđx. Pđx làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở. Hai dạng này có thể chuyển hoá thuận nghịch nên nó có khả năng tham gia vào phản ứng quang chu kỳ của thực vật.
Câu 5.Xuân hoá là gì?
TRẢ LỜI:
-Xuân hoá là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ phụ thuộc của sự ra hoa vào nhiệt độ thấp. Nhiều loài cây dạng mùa đông (vùng ôn đới và cận nhiệt đới) chỉ ra hoa kết hạt sau khi đã trải qua một mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc được xử lý nhiệt độ thấp thích hợp nếu gieo vào mùa xuân.
Câu 6.Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật?
TRẢ LỜI:
- Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên quan nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển trên cơ sở của sinh trưởng.

Ví dụ: cây cà chua lớn lên, ra hoa kết quả rồi lại tiếp tục lớn lên... đó là sự phát triển; trong đó cây cà chua từ 1 tế bào (hạt) lớn lên thành cây là sinh trưởng; phân hoá tạo thành thân, lá, rễ; ra hoa, kết quả… lại là phát triển.


BÀI 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào
Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra
II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI
Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.
Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái
* Quá trình phát triển của người:
a. Giai đoạn phôi.
Diễn ra trong tử cung của người mẹ
Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Các tế bào của phôi phân hoá và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu…), kết quả hình thành thai nhi.
b. Giai đoạn sau sinh.
Giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.
III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI
1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn
Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành
Có ở đa số loài côn trùng (bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư, …
* Quá trình phát triển của bướm
a. Giai đoạn phôi.
- Diễn ra trong trứng
- Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành  phôi, các tế bào của phôi phân hoá tạo thành các cơ quan của  sâu bướm (sâu bướm nở ra từ trứng)
b. Giai đoạn hậu phôi.
Sâu bướm ->nhộng ->bướm non ->bướm trưởng thành ->trứng ->sâu bướm
2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành
Gặp ở một số loài côn trùng như: châu chấu, cào cào, gián,…
* Phát triển của châu chấu
c. Giai đoạn phôi.
Diễn ra trong trứng
Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành  phôi, các tế bào của phôi tiếp tục phân hoá tạo thành các cơ quan của ấu trùng (ấu trùng nở ra từ trứng)
d. Giai đoạn hậu phôi.
Ấu trùng ->lột xác nhiều lần ->châu chấu trưởng thành
Ấu trùng và con trưởng thành có cấu tạo và chức năng sinh lí cơ thể gần giống nhau
BÀI 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm có
+ Yếu tố di truyền : hệ gen chi phối tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển.
+ Giới tính: ở từng thời kì phát triển quá trình sinh trưởng của giới đực và giới cái không giống nhau
+ Hoocmôn sinh trưởng phát triển. 
1. Các hooc môn ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật có xương sống
- Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được điều hòa bởi các hoocmon sinh trưởng và phát triển.
Động vật có xương sống được điều hòa bởi các hoocmon: hoocmon sinh trưởng, tizoxin, testosteron, estrogen
*CÁC LOẠI HOOCMON ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở NGƯỜI
Hoocmon sinh trưởng (GH): Tuyến yên( nơi sản xuất)
- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin
- Kích thích phát triển xương.
Tiroxin: Tuyến giáp
- Kích thích chuyển hoá ở tế bào.
- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.
Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.
Ơstrogen: Buồng trứng
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
Testosteron: Tinh hoàn
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.
Một số bệnh lên quan đến sinh trưởng  ở người:
Bệnh khổng lồ (thừa GH), bệnh lùn (thiếu GH) ở người; bệnh đần độn do thiếu tizôxin ở trẻ em…
2.Các hooc môn ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật  không xương sống

Ecdison: Tuyến trước ngực
+ Gây lột xác ở sâu bướm.
+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

Juvenin: Thể allata
+ Gây lột xác ở sâu bướm.
+ ức chế quá trình chuyển hoá sâu thành nhộng và bướm.







Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

NHỮNG ĐIỀU THẦY CHƯA KỂ


Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Tính tan của muối:

Loại muối tan tất cả
Bất kể kim loại nào

Nitrat, acetat
 Ôi! Kì lạ làm sao.











Những muối hầu hết tan
clorua, sulfat
Trừ bạc, chì clorua
Chì, Bari sulfat
.

Những muối không hòa tan
Carbonat, photphat
Anh sulfit, Sulfur
Chú ý chớ có đùa
Trừ kiềm, amoni.
Mọi khi đều tan hết!

sefie với lớp

Kỉ niệm mồng 4 nè=]]





Nghỉ tiết nè =]]


tất niên cuối năm




Chùm thơ tuyệt hay về tình yêu tuổi học trò


    • 1

      CHÚT TÌNH ĐẦU

      (NS. Vũ Hoàng phổ nhạc thành Phượng Hồng)
      Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
      Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
      Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
      Thuở chẳng ai hay thầm lặng- mối tình đầu.
      .
      Mối tình đầu của tôi có gì?
      Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp
      Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
      Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp
      Giữa giờ chơi mang đến lại . . .mang về.
      .
      Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp
      Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây
      Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại
      Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.
      .
      Mối tình đầu của tôi có gì?
      Chỉ một cây đàn nhỏ
      Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
      Ai cũng hiểu – chỉ một người không hiểu
      Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi. . . thành câm.
      .
      Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng
      Em hái mùa hè trên cây
      Chở kỷ niệm về nhà
      Em chở mùa hè đi qua, còn tôi đứng lại
      Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa. . .
      Đỗ Trung Quân
      Những bài thơ tuyệt hay về tình yêu tuổi học trò - 1
      Những bài thơ về tình yêu tuổi học trò
    • 2

      CHẠM THU

      Chạm thu, lòng gợn heo may
      Nghe thời gian đọng hai tay lá vàng
      Se se gió gọi mùa sang
      Trường ơi, nỗi nhớ lỡ làng cúc xưa
      Chạm thu, chao cánh chim thơ
      Rót từng âm vọng xuống mùa buồn tênh

      Ngỡ tình đã ngủ vào quên
      Đâu hay thu vẫn lênh đênh tóc người
      Chạm thu, nắng úa hiên ngồi
      Vàng phai ngọn lá ngang trời nhớ thương
      Chiều nay áo trắng lạ thường
      Cúc xưa giờ nở lạc vườn nhà ai?
      Em xa, như tiếng thở dài
      Đường tôi quạnh quẽ hai vai cỏ gầy
      Xin mùa thôi bớt heo may
      Vàng nguyên Cúc nhớ những ngày chạm thu.
      Nguyễn Liên Châu
    • 3

      HOA SỮA

      Tuổi mười lăm em lớn từng ngày
      Một buổi sáng bỗng trở thành thiếu nữ
      Hôm ấy mùa thu anh vẫn nhớ
      Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ.

      Mối tình đầu mang hương sắc mùa thu
      Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc
      Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt
      Vậy mà tan trong sương gió mong manh.

      Tại mùa thu, tại em hay tại anh
      Tại sang đông không còn hoa sữa
      Tại siêu hình, tại gì không biết nữa
      Tại con bướm vàng có cánh nó bay.

      Đau khổ nhiều nhưng éo le thay
      Không phải thời Rô mê ô và Juy li et
      Nên chẳng có đứa nào dám chết
      Đành lòng thôi mỗi đứa một phương.

      Chỉ mùa thu là tròn vẹn nhớ thương
      Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ
      Hương của mối tình đầu nhắc nhở
      Có hai người xưa đã yêu nhau.
      Nguyễn Phan Hách
      Những bài thơ tuyệt hay về tình yêu tuổi học trò - 2
      Nhung bai tho tuyet hay ve tình yêu tuổi học trò
    • 4

      NGƯỜI ẤY

      Ơ hay mới chỉ gặp đôi lần
      Mà sáng nay lòng đã bâng khuâng
      Hiên nhà, không hẹn, mình vẫn đợi
      Mặc dù người ấy chỉ đi ngang !

      Có lần mình đứng ngắm trước gương
      Mái tóc chải hoài vẫn rối tung
      Tóc mình đang rối vì cơn gió ?
      Không! Bởi mình đang rối . . .cả lòng!

      Gặp nhau người ấy bình thản lạ
      Còn mình, mình cảm thấy nôn nao
      Vừa giận vừa thương, vừa mắc cỡ
      Tại mình chứ phải tại ai đâu !

      Người ấy chỉ là người ấy thôi
      Coi mình như con bé trong đời
      Cớ gì mình mới sang mười bảy
      Lòng cứ . . .làm sao lúc gặp người !
      Nguyễn Thái Dương
    • 5

      BƠ VƠ

      Mòn con mắt đợi cổng trường
      Người ta về . . .các ngả đường xôn xao
      Bóng ai nào thấy đâu nào?
      Mây càng thấp, gió càng cao. . .
      Một mình
      Không gian ngoảnh mặt làm thinh
      Giọt  mưa xuân cũng vô tình trêu ai.
      Mưa đầy tóc, gió đầy tai
      Sầu theo bốn hướng trôi dài tâm tư.
      Mong càng thêm. . .nhớ càng như. . .
      Lẽ đâu tới phút này ư chưa về ?
      Một mình gieo bước nặng nề
      Gió tung xác lá bên hè tả tơi
      Hồn chênh vênh bóng chơi vơi
      Đất cong mặt giận, chân trời lảng xa.
      Bởi yêu em sầu khổ dịu dàng
      Vũ Hoàng Chương
      Những bài thơ tuyệt hay về tình yêu tuổi học trò - 3
      Tình yêu tuổi học trò qua những vần thơ
    • 6

      THƠ TUỔI HỌC TRÒ

      Anh xa em, một mùa thi thương nhớ
      Mùa lá bay trở lại đã xa rồi
      Mái trường cũ nhưng tìm em đâu nữa
      Chỉ đường về anh thấy quá xa xôi.
      Anh bước thầm hồn nghe tiếng thu rơi
      Con đường nhỏ tả tơi ngàn xác lá
      Lối quen này chiều nay sao xa lạ
      Không nắng vàng mà vàng úa tàn phai
      Anh nhớ em...người dưng không gặp nữa
      Nhớ mùa thi bảy bữa học chung thầy
      Lối em về nắng cuối hạ đắm say
      Tuổi mười bảy lần đầu anh biết nhớ
      Anh yêu em cũng trong mùa thi đó
      Mùa thi qua em bước đi xa
      Anh trở lại, mình không còn tái ngộ
      Xác thu vàng những kỉ niệm ngày qua.
      Em! Đã lâu sao không về thăm lớp?
      Hay em quên lối nhỏ nắng hạ rồi?
      Quên lớp nhỏ nhà thầy chiều mưa dột
      Quên cả con đường hai đứa chung đôi?
      Đường đi gần nhưng tình đã xa xôi
      Đường trở lại buổi đầu xa dịu vợi
      Trên lối thu vàng, mùa thi vẫn đợi
      Lá rơi đầy,nên chẳng thấy bước chân em
      Nhặt xác thu anh gói tình khờ dại
      Xếp vào miền kí ức thẳm trong tim
      Bụi thời gian phủ nhạt bóng hình em
      Làm sao để phai mờ mùa thi đó?
      Quang Nhựt
    • 7

      HẠ NHỚ

      Em ơi dĩ vãng nhạt nhòa
      Sao anh cứ ngỡ chiều qua tình sầu
      Yêu em mãi mãi dài lâu
      Mặc em vẫn phụ tình đầu trái ngang
      Hạ về Phượng nở hàng hàng
      Vẫn che lối cũ tung tăng đi về
      Trường xưa in bóng bên lề
      Anh buồn nhìn lớp não nề nhớ nhau
      Nhớ em nét chữ hồn đau
      Dáng em tinh nghịch bên nhau sân trường
      Nhớ em tành tập cải luơng
      Em vờ hờn giỗi, yêu thuơng ngàn tuồng
      Nhớ em những lúc chiều buông
      Anh chờ cửa lớp ngóng trông tan giờ
      Nhớ em dáng dấp mong chờ
      Gặp anh đứng đợi hững hờ làm thinh
      Nhớ em dệt khúc ân tình
      Mỗi khi hạnh phúc chúng mình bên nhau
      Nhớ em môi thắm son màu
      Như màu Phượng vĩ nỗi đau chia lìa
      Em ơi dĩ vãng nhạt nhoà
      Sao anh cứ ngỡ chiều qua tình sầu
      Yêu em mải mãi dài lâu
      Mặc em vẫn phụ tình đầu trái ngang
      Hạ về Phượng nở hàng hàng..
      Những bài thơ tuyệt hay về tình yêu tuổi học trò - 4
      Nhung bai tho tuyet hay ve tinh yeu tuoi hoc tro
    • 8

      CHUYỆN TÌNH MÙA THU

      Ngậm ngùi em nhớ thời đi học
      Ngày ấy anh gọi em con nhóc
      Anh lớn hơn em độ vài tuổi
      học chung cứ ghẹo làm em khóc
      Một sáng tụ trường anh ngẩn ngơ
      Nhìn em xinh tươi như hoa nở
      Từ đó anh say đắm yêu thầm
      Học hành thì dỡ chỉ thích mơ...
      Nhà không cạnh nhau nhưng chung trường
      Chẳng dám nói thương cứ theo sau
      Quay lai ... Anh nhìn , Em mắc cở ...
      Mắt anh ngời sáng như ánh sao
      Kỷ niệm thoáng qua sẽ tan mau
      Tình yêu học trò là hư ảo
      Anh đi trong một chiều Phượng nở
      Ánh mắt đượm buồn lời yêu trao
      Từ mùa hè ấy ta mất nhau...
      Anh đã phiêu bạc ở phương nào
      Một lần giở lại trang lưu bút
      Lòng em vấn vương chút ngọt ngào.
    • 9

      ĐÃ QUA RỒI

      Đã qua rồi thời thơ ngây vụng dại
      Tuổi học trò chẳng đượm chút ưu tư
      Nhặt phượng hồng ép vào những trang thư
      Trao tập vở chép nhau dòng lưu bút
      ...
      Đã qua rồi những xuyến xao từng phút
      Đợi một người mà trong dạ thầm thương
      Rồi theo sau trên suốt cả quãng đường
      Chỉ có thế mà thấy sao đẹp quá !
      ...
      Đã qua rồi những ánh đèn phố xá
      Của một thời mà hai đứa yêu nhau
      Ngước nhìn trời mơ mộng với ngàn sao
      Đời đẹp quá , tình yêu là mãi mãi
      ...
      Đã qua rồi cuộc tình đầy dấu ái
      Những ngày yêu hai đứa quyện bên nhau
      Có còn chăng là những nỗi đớn đau
      Ôi chua xót , sao dòng đời nghiệt ngã
      ...
      Đã qua rồi không còn gì nửa cả
      Khi hai người đã hai ngã chia ly
      Có tiếc thương cũng chẳng biết nói gì
      Nén cay đắng , mà cõi lòng băng giá
      ...
      Đã qua rồi hãy xem như xa lạ
      Chỉ tình cờ mình gặp gỡ thoáng qua
      Đã qua rồi những mộng ước bay xa
      Trong tiếc nuối - tìm thương về kỷ niệm !
      Thảo Hoangvy
      Những bài thơ tuyệt hay về tình yêu tuổi học trò - 5
      Tình yêu tuổi học trò
    • 10

      THU XƯA

      Mùa thu năm ấy em gặp anh
      Ngỡ ngàng đón nhận tình yêu nhanh
      Năm ấy em tròn mười sáu tuổi
      Bước vào cấp ba ước mộng xanh
      Ngày ấy em còn ngây thơ quá
      Chút tình cho em chỉ thoáng qua
      Em yêu bằng cả trái tim khờ
      Để rồi hụt hẩng bóng người xa
      Em sợ mùa thu nắng nhạt nhoà
      Gió hiu hiu lạnh giọt mưa sa
      Một lần bên anh em run rẩy
      Nhận nụ hôn đầu - Bóng mây qua
      Để rồi thu đi không về nữa
      Ôm mộng học trò nhớ dấu xưa
      Anh xa trường rồi anh vẫn đợi
      Lắng nghe điệp khúc khóc trong mưa
      Em vấn một mình qua lối củ
      Mỗi buổi sớm mai dưới sương mù
      Cặp sách đeo nghiêng chân em bước
      Nghe hồn lảng vảng nhớ mùa thu.
      Xuyến Trần
    • 11

      CÒN ĐÂU TUỔI HỌC TRÒ

      Còn đâu cái thuở ngày xưa
      theo em qua mấy buổi trưa tan trường
      còn đâu những sáng mờ sương
      đếm bao lá rụng bên đường em qua
      Còn đâu áo thả đôi tà
      thẹn thùng gió cuốn mây và tóc bay
      ôm nghiêng tập vở trong tay
      bờ vai em nhỏ cho ngày mộng mơ
      Còn đâu nỗi nhớ thành thơ
      tôi ngồi thả cái ngu ngơ vào chiều
      từ tôi ấp úng lời yêu
      chuyện tình cũng đã thành điều vu vơ
      Còn đâu những tối mong chờ
      cùng cây thông đứng bơ vơ một mình
      bên em phố bỗng lặng thinh
      chỉ bàn tay nắm cái tình ngây thơ
      Còn đâu, đâu nữa giấc mơ
      chỉ còn kỷ niệm ơ hờ ngày xưa ...
      Nguyễn Ngọc Hùng
      Những bài thơ tuyệt hay về tình yêu tuổi học trò - 6
      Những bài thơ về tình yêu tuổi học trò
    • 12

      KÝ ỨC HỌC TRÒ

      Người ta tan học có đôi
      Sao bé tan học lẻ loi một mình?
      Chung đôi một quãng đường sình
      Mà sao mắt bé hay nhìn đâu đâu
      Hỏi tên bé cứ lắc đầu
      Hỏi nhà bé chỉ mây cao trên trời
      Xe ta bé hổng chịu ngồi
      Làm ta lẽo đẽo đơn côi... hai mình
      Chưa yêu, Ta đã thất tình
      Chưa quen ta đã sợ mình xa nhau
      Lời thương chưa nói đã sầu
      Chưa mơ đã sợ mộng đầu chia hai
      Thói đời dù có đổi thay
      Tình yêu áo trắng kô phai sắc hồng
      Ve sầu khóc, phượng trổ bông
      Mai này xa cách buồn ko những ngày
      Nỗi nhớ ai rót cho đầy
      Niềm riêng ai hĩu tiếc hoài bàn tay...
    • 13

      ĐI TÌM MÙA HẠ

      Tôi vẫn biết thời gian là nỗi nhớ
      Nên làm sao tôi có thể quên người
      Quên đôi mi,quên giọng nói,tiếng cười
      Và những lúc em nhìn tôi hờn trách
      Xa em rồi chắc lòng tôi hiu quạnh
      Và ngẩn ngơ nghe nhịp đập con tin
      Bấy lâu nay vì em mà lạc nhịp
      Qua thật rồi những giây phút gần nhau
      Mùa hạ về khi nỗi nhớ vào sâu
      Trong thâm tâm những nỗi niềm trở lại
      Bay ngang qua những tiếng cười vụng dại
      Ngỡ tôi còn đôi tiếng hát của em
      Thì là xa nên tôi sẽ đi tìm
      Một chút nhớ,chút thương và chút giận
      Khi bằng lăng nở tím cả đường gần
      Khi hoa phượng thắm nồng thêm sắc đỏ
      Ta xa rồi xa mãi rồi hạ mơ
      Thương rất nhiều nhung nhớ biết bao nhiêu
      Xin trả em những gì em chưa hiểu,
      Để một ngày em còn nhận ra tôi.
      Mây Hạ
      Những bài thơ tuyệt hay về tình yêu tuổi học trò - 7
      Tình yêu tuổi học trò luôn chứa những nét ngây thơ trong sáng
    • 14

      MÙA HÈ KỶ NIỆM

      Chiều hè trong nắng nhạt phai
      Mây trời gió thoảng u hoài biểt bao
      Phượng hồng rực thắm một màu
      Gió lay hoa rụng nghiêng chao sân trường
      Ve sầu vang khúc thê lương
      Cổng trường khép kín vấn vương nỗi lòng
      Hè về trong dạ nhớ mong
      Nhớ thời áo trắng,nhớ vần thơ tay
      Đường về tan lớp chiều nay
      Đôi ta chung bóng,chia tay cuối đường
      Em trao cánh phượng ngát hương
      Ép vào trang sách thân thương, đôi dòng
      "Anh ơi,hoa phượng màu hồng
      Xin anh hãy giữ tấm lòng như hoa”
      Duyên tình ta hãy còn xa
      Đường về rẽ khúc,”đôi ta đôi đường
      Gió chiều man mác du dương
      Nắng chiều ngã bóng,“đôi đường đôi ta "
      Xa rồi mấy độ hè qua
      Phượng về, ve gọi sao mà vấn vương!
      Chiều nay đứng dưới cổng trường
      Ve rền ,phượng thắm, nhớ thương một người.
      Lê Thị Kim Oanh
    • 15

      HẠ THƯƠNG

      Xa em phượng đã bao mùa
      Mà lòng còn ngỡ như vừa hôm qua
      Nay mùa phượng vỹ đơm hoa
      Ve sầu gọi nắng vọng hoài cố hương.
      Thương mơ ký ức tháng năm
      Tan trường chung bước nắm tay ngại ngùng
      Đường về đón đợi em qua
      Bên hàng phượng nở say xưa từng ngày.
      Dẫu nay xa cách nghìn trùng
      Lòng còn mộng giấc mình cùng đan tay
      Chờ anh -- hạ đến ngày về !
      Ngập đường phượng nở lối thề chung đôi.
      Dinh Nguyen
      Những bài thơ tuyệt hay về tình yêu tuổi học trò - 8
      những bài thơ về tình yêu tuổi học trò
    • 16
      CHIA TAY
      Có mùa phượng vĩ không tên thành hò hẹn
      Đỏ cái nhìn vương vấn lúc chia tay
      Cô bạn gái ngại ngùng không dám khóc
      Nghèn nghẹn lời trong đôi mắt đắng cay .
      Có một tiếng ve suốt một thời không ai hay
      Chỉ đến lúc đứng cạnh nhau mới thấy buồn đến thế
      Mười hai năm ve kêu như thành lệ
      Bước đi không đành , ngoảnh lại buồn hơn
      Thao thức bao ngày qua tiếng trống trường
      Lúc chia tay thèm được giật mình rồi chạy
      Giơ truy baì , phút ra chơi cả những lần đi học muộn
      Bây giờ cũng thành kí ức chìm sâu .
      Xưa cứ trách bằng lăng tím đâu dâu
      Giờ mới thấy hoa có màu nỗi nhớ
      Tím miên man ,tím chùng thời gian đang căng nghẹn thở
      Của mùa thi mỗi lúc một gần ...
      Có người bạn đến phút cuối mới thành thân
      Có mái tóc giờ chia tay mới biết mình rất nhớ
      Trong lưu bút có bài thơ chép rồi mà vẫn sợ
      Ngại ngùng đưa hồi hộp đợi... chợt thở phào .
      Chia tay nhé , mùa hạ mà bọn mình đều bỗng lớn
      Chẳng nói nhiều mà hiểu biết bao nhiêu
      Còn gặp lại nhưng mùa hè không ở lại
      Thế mới thành kỉ niệm thân yêu !!!
    • 17

      MÀU MỰC TÍM

      Màu thủy chung, khắc đượm những ước mơ
      Thích được yêu và luôn cả mong chờ"
      Cho dù biết "người ta" hờ hững lắm !!!
      Màu tím đó, vẫn khắc sâu in đậm
      Chắc tại vì tình cảm đã trót trao
      Lá thư kia, mực tím của ngày nào
      Viết xong rồi, ngại trao nên vẫn giữ
      Thời gian trôi, nay đã là quá khứ
      Nhưng bóng hình còn mãi ngự trong tim
      Chuyện tình yêu tựa như trốn với tìm
      Khi chạm mặt, ôi con tim thổn thức
      Đã bao lần, thư kia nhòa nét mực
      Cũng tại vì những lúc ghét "người ta"
      Chữ "bạn thân" sao quá dỗi thật thà
      Rồi hối hận trách ta khờ si dại

      Mộng ban đầu, khắc ghi sâu mãi mãi
      Giấy học trò mực tím trãi vạn thơ
      Áo trắng xưa nay xa khuất mịt mờ
      Vẫn nhớ hoài tím bài thơ năm cũ
      Những bài thơ tuyệt hay về tình yêu tuổi học trò - 9
      Những bài thơ tuyệt hay về tình yêu tuổi học trò
    • 18

      CHO NHỎ MÙA THI

      Mùa thi gần kề rồi đó nhỏ,
      Nhỏ lo năm mà ta ngại đến mười.
      Sợ bài thi làm nhỏ biếng môn cười,
      Ta thực sự nghe lòng đau khôn xiết.
      Ta tưởng tượng nếu nhỏ mà thi rớt,
      Nhỏ sẽ buồn như những là thu bay,
      Lệ thắm hồng ướt đẵm chiếc khăn tay,
      Như có dạo nhỏ buồn ta phải dỗ.
      Ta tưởng tượng nếu nhỏ mà thi đỗ,
      Nhỏ có mừng chưa chắc đã bằng ta.
      Nụ cười nhỏ sẽ rực rỡ như hoa,
      Nổi sung sướng ửng hồng đôi má đỏ.
      Mùa thi gần kề rồi đó nhỏ,
      Ta không thi nhưng hồi hộp lạ thường.
      Đêm ta nằm cầu mong chúa xót thương,
      Cho nhỏ đỗ dẫu ta người ngoại đạo.
      Nguyễn Tất Nhiên
    • 19

      CẢM ƠN CƠN GIÓ VÔ TÌNH

      Cảm ơn cơn gió vô tình
      Mang bài thơ đến kề bên chân nàng
      Lạy trời... khoan!... chớ vội vàng...
      Tôi đi xa.. hãy khẽ khàng nhặt lên
      Xin em hãy đọc thật êm
      Lời thơ tôi mỏng như viền áo ai
      Xin em đừng nhếch môi cười
      Thơ tôi đổ mặt ngượng hoài hôm sau...
      Xin em đừng quẳng đi mau
      Thơ tôi chắc sẽ đau sầu lặng thinh
      Cảm ơn cơn gió vô tình
      Giúp tôi khỏi đứng một mình... trước em!
      Trần Nhật Tuấn
    • 20

      TÌNH YÊU TUỔI HỌC TRÒ

      Tình yêu tuổi học trò
      Ngây thơ như con thỏ
      Nhưng chỉ dám đứng ngó
      Lại gần nó chạy ngay
      Tình yêu tuổi thơ ngây
      Cũng như mây, như nắng
      Tưởng tình đang yên lặng
      Bỗng nổi sóng, nổi dông

      Tình yêu lứa tuổi hồng
      Như trời xanh trong vắt
      Khi buồn tuôn nước mắt
      Dào dạt tựa mưa rơi
      Tình yêu mới đầu đời
      Như nụ hồng e ấp
      Nếu cúi gần quá thấp
      Sẽ biết hồng có gai
      Tình yêu của con trai
      Nhẹ nhàng như gió thoảng
      Có khi là ánh sáng
      Soi mãi bước đường ai
      Tình yêu tuổi mới lớn
      Như cơn mưa ban chiều
      Nhận thì chẳng bao nhiêu
      Mà cho thì đến lắm.
      Tình yêu tuổi học trò
      Nhanh đến và nhanh đi
      Yêu vui như cơn gió
      Chia ly không ngậm ngùi.
       Những bài thơ tuyệt hay về tình yêu tuổi học trò - 10
      Những bài thơ hay về tình yêu tuổi học trò
      Trên đây chỉ là một vài bài thơ hay chúng tôi sưu tầm được, các bạn hãy chia sẻ thêm những vần thơ hay về tình yêu tuổi học trò ngây thơ trong sáng cho chúng tôi nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc thêm những vần thơ tình khác tại chuyên mục "  Thơ tình Valentine" trên Lamsao nhé!
      Tình yêu tuổi học trò có khi như những cơn mưa, chợt đến , chợt đi , cũng như niềm vui và nỗi buồn vậy; cùng xem những bài thơ tình yêu buồn hay nhất cho những người trẻ tại đây nhé:  http://www.lamsao.com/nhung-bai-tho-buon-ve-tinh-yeu-p214a86413.html 
    Từ khóa bài viết: thơ tìnhtuổi học trò