BÀI
36
PHẦN
I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I.PHÁT
TRIỂN LÀ GÌ?
- Phát
triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống , gồm 3 quá trình
liên quan đến nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ
quan (rễ, thân, lá, hoa, quả hạt)
II.NHỮNG
NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA
1.Tuổi
của cây
- Tuỳ
vào giống, loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.
2.Nhiệt
độ thấp và quang chu kỳ
a.Nhiệt
độ thấp
-Một
số loài cây chỉ ra hoa khi trải qua mùa đông lạnh hoặc hạt được xử lí t0 thấp.
-Hiện
tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ gọi là xuân hoá
b.Quang
chu kỳ
- Là
sự tương quan độ dài ngày và đêm. Dựa vào quang chu kỳ có 3 nhóm cây: cây ngày
dài, cây ngày ngắn và cây trung tính.
c.Phitocrom
- Là
sắc tố cảm nhận quang chu kỳ của thực vật và là sắc tố nẩy mầm đối với các loại
hạt mẫn cảm với ánh sáng.
3.Hoocmon
ra hoa
- Hoocmon
ra hoa là chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các điểm
sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.
Câu1.Phát
triển của thực vật là gì?
TRẢ
LỜI:
-Phát
triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống , gồm 3 quá trình
liên quan đến nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ
quan (rễ, thân, lá, hoa, quả hạt)
Câu 2.Nêu một vài ví dụ về ứng dụng kiến
thức sinh trưởng và phát triển?
TRẢ
LỜI:
-Trong
nông nghiệp: Dùng gibêrelin để thúc hạt hoặc củ nảy mầm sớm khi chúng còn đang ở
trạng thái ngủ. Ví dụ: củ khoai tây. Ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng kết hợp
với ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh để chọn cây trồng phù hợp với mùa vụ. Ví
dụ: xen canh cây ưa sáng và ưa bóng
-Trong
lâm nghiệp: điều tiết tán che cho hạt nảy mầm
-Trong
công nghiệp: sử dụng hoocmôn sinh trưởng gibêrelin để tăng quá trình phân giải
tinh bột thành mạch nha.
Câu
3.Khi nào thì cây ra hoa?
TRẢ
LỜI:
-
Cây ra hoa khi có những điều kiện thích hợp (tuổi, nhiệt độ, ánh sáng). Tuỳ thuộc
vào giống, loài cây mà các chồi ở đỉnh thân chuyển hoá từ trạng thái sinh dưỡng
sang trạng thái sinh sản.
Câu
4.Phitôcrôm là gì?
TRẢ
LỜI:
-Phitôcrôm
là sắc tố tiếp nhận kích thích quang chu kỳ và cũng là sắc tố tiếp nhận kích
thích của ánh sáng, có vai trò đối với sự đóng mở của khí khổng.
-
Phitôcrôm tồn tại ở hai dạng: dạng hấp thu ánh sáng đỏ Pđ và dạng hấp thu ánh
sáng đỏ xa Pđx. Pđx làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở. Hai dạng này có
thể chuyển hoá thuận nghịch nên nó có khả năng tham gia vào phản ứng quang chu
kỳ của thực vật.
Câu
5.Xuân hoá là gì?
TRẢ
LỜI:
-Xuân
hoá là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ phụ thuộc của sự ra hoa vào nhiệt độ
thấp. Nhiều loài cây dạng mùa đông (vùng ôn đới và cận nhiệt đới) chỉ ra hoa kết
hạt sau khi đã trải qua một mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc được xử lý nhiệt độ
thấp thích hợp nếu gieo vào mùa xuân.
Câu
6.Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật?
TRẢ
LỜI:
-
Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên quan nhau, đó là 2 mặt của chu
trình sống. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển trên cơ sở của sinh
trưởng.
Ví
dụ: cây cà chua lớn lên, ra hoa kết quả rồi lại tiếp tục lớn lên... đó là sự
phát triển; trong đó cây cà chua từ 1 tế bào (hạt) lớn lên thành cây là sinh
trưởng; phân hoá tạo thành thân, lá, rễ; ra hoa, kết quả… lại là phát triển.
BÀI
37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. KHÁI
NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Sinh
trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của
cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào
Phát
triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế
bào và phát sinh hình thái cơ thể
Biến
thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau
khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra
II. PHÁT
TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI
Phát
triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc
điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.
Đa
số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển
không qua biến thái
*
Quá trình phát triển của người:
a. Giai
đoạn phôi.
Diễn
ra trong tử cung của người mẹ
Hợp
tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Các tế bào của phôi phân hoá và tạo
thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu…), kết quả hình thành thai nhi.
b. Giai
đoạn sau sinh.
Giai
đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái
và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.
III. PHÁT
TRIỂN QUA BIẾN THÁI
1. Phát
triển qua biến thái hoàn toàn
Phát
triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có
hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn
trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành
Có
ở đa số loài côn trùng (bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư, …
*
Quá trình phát triển của bướm
a. Giai
đoạn phôi.
- Diễn
ra trong trứng
- Hợp
tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hoá tạo
thành các cơ quan của sâu bướm (sâu bướm nở ra từ trứng)
b. Giai
đoạn hậu phôi.
Sâu
bướm ->nhộng ->bướm non ->bướm trưởng thành ->trứng
->sâu bướm
2. Phát
triển qua biến thái không hoàn toàn
Phát
triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển
chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng
thành
Gặp
ở một số loài côn trùng như: châu chấu, cào cào, gián,…
*
Phát triển của châu chấu
c. Giai
đoạn phôi.
Diễn
ra trong trứng
Hợp
tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi tiếp tục phân
hoá tạo thành các cơ quan của ấu trùng (ấu trùng nở ra từ trứng)
d. Giai
đoạn hậu phôi.
Ấu
trùng ->lột
xác nhiều lần ->châu
chấu trưởng thành
Ấu
trùng và con trưởng thành có cấu tạo và chức năng sinh lí cơ thể gần giống nhau
BÀI 38: CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I.
CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG
Các
nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm có
+
Yếu tố di truyền : hệ gen chi phối tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và
phát triển.
+
Giới tính: ở từng thời kì phát triển quá trình sinh trưởng của giới đực và giới
cái không giống nhau
+ Hoocmôn
sinh trưởng phát triển.
1.
Các hooc môn ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật có xương sống
-
Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được điều hòa bởi các hoocmon
sinh trưởng và phát triển.
Động
vật có xương sống được điều hòa bởi các hoocmon: hoocmon sinh trưởng, tizoxin,
testosteron, estrogen
*CÁC LOẠI
HOOCMON ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở NGƯỜI
Hoocmon
sinh trưởng (GH): Tuyến
yên( nơi sản xuất)
-
Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp
prôtêin
-
Kích thích phát triển xương.
Tiroxin: Tuyến
giáp
-
Kích thích chuyển hoá ở tế bào.
-
Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.
Riêng
lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.
Ơstrogen: Buồng
trứng
Kích
thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do:
+
Tăng phát triển xương.
+
Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
Testosteron: Tinh
hoàn
Kích
thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+
Tăng phát triển xương.
+
Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
+
Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.
Một
số bệnh lên quan đến sinh trưởng ở người:
Bệnh
khổng lồ (thừa GH), bệnh lùn (thiếu GH) ở người; bệnh đần độn do thiếu tizôxin ở
trẻ em…
2.Các
hooc môn ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật không xương sống
Ecdison: Tuyến trước ngực
+
Gây lột xác ở sâu bướm.
+
Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
Juvenin: Thể
allata
+
Gây lột xác ở sâu bướm.
+
ức chế quá trình chuyển hoá sâu thành nhộng và bướm.